I. TỔNG QUAN VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Hiện nay, theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cùng với những chủ chương đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thì việc cổ phần hóa, mua - bán, sáp nhập, hợp nhất,.... là một trong những tiến trình, giải pháp các doanh nghiệp có thể thực hiện để tồn tại và phát triểnbền vững. Theo đó, xác định giá trị doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp cho thấy bức tranh tổng quát về giá trị của một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ việc đưa ra quyết định đầu tư, cổ phần hóa, mua - bán, sáp nhập, hợp nhất,.....
1. Mục đích xác định giá trị doanh nghiệp:
- Cổ phần hóa;
- Mua - bán, sáp nhập, hợp nhất, liên doanh, chuyển đổi hình thức;
- Thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp
- Thế chấp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng;
- Chứng minh năng lực tài chính;
- Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng;
- Có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh;
- Cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và công chúng đầu tư ra quyết định đầu tư vào các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính.
2. Các loại hình doanh nghiệp bao gồm:
- Các doanh nghiệp, xí nghiệp nhà nước;
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty cổ phần;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
II. GIẤY TỜ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI YÊU CẦU XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGIỆP
1. Các hồ sơ pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp:
1.1 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.2 Giấy chứng nhận đăng ký thuế (MST).
1.3 Các quyết định, công văn, văn bản liên quan đến mô hình hoạt động của từng Doanh nghiệp.
2. Các tài liệu liên quan để tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp:
2.1 Bảng cân đối kế toán 3 năm (đối với DN sản xuất) và 5 năm (đối với DN dịch vụ) liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp (đã quyết toán thuế nếu có).
2.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm (đối với DN sản xuất) và 5 năm (đối với DN dịch vụ) liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm tiến xác định giá trị doanh nghiệp (đã quyết toán thuế nếu có).
2.3 Bảng lưu chuyển tiền tệ.
2.4 Bảng cân đối tài khoản tại thời điểm tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp.
2.5 Các bảng kê chi tiết các tài khoản:
- Tiền mặt: bảng kiểm kê quỹ tiền mặt.
- Tiền gửi ngân hàng: Bảng kê tiền gửi Ngân hàng + bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng.
- Các khoản đầu tư ngắn và dài hạn.
- Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn.
- Chi phí trả trước dài hạn.
- Các khoản phải thu.
- Các khoản phải trả.
- Hàng tồn kho.
- Công cụ dụng cụ.
- Các khoản vay ngắn và dài hạn (bảng đối số số dư tiền vay tại ngân hàng).
- Các khoản nợ dài hạn đến hạn trả (bảng đối chiếu)
- Chênh lệch tỷ giá trong thanh toán (nếu có).
- Tài sản cố định.
2.6 Bảng kiểm kê tài sản của doanh nghiệp. Trong đó phân loại rõ những tài sản thuê mượn, nhận góp vốn liên doanh liên kết; tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý và tài sản đang dùng.
2.7 Bảng kê chi tiết nguồn vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác (nếu có) như: vốn góp liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập Công ty TNHH:
- Báo cáo tài chính 5 năm đã được kiểm toán.
- Hợp đồng góp vốn liên doanh.
- Điều lệ thành lập Công ty liên doanh.
- Bảng thống kê lãi liên doanh được chia từ khi được thành lập.
2.8 Chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
2.9 Tất cả các giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản (bất động sản và động sản) của doanh nghiệp.
* Đối với đất và công trình xây dựng: giống phần Thẩm định giá Bất động sản
Mọi chi tiết vui lòng xin liên hệ:
|
CÔNG TY TNHH THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Add: Số 17B, ngách 19, ngõ 273, đường Nguyễn Khoái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 04 6272 6789; 04 6282 6789/ Fax: 0439 845 673
Website: htt://vfavietnam.com.vn
Email: info@vfavietnam.com.vn
|